Phương pháp chống thấm tường hiệu quả nhất cho ngôi nhà của bạn

Vào mùa mưa, Việc thấm dột nói chung và thấm dột tường nói riêng là vấn đề nan giải cho nhiều ngôi nhà. Thấm dột tường thường gặp ở các công trình nhà liền kề, nhà đã sử dụng lâu ngày, các chung cư cũ….. Vậy việc khắc phục chống thấm cho tường như thế nào cho hiệu quả, những vật liệu nào phù hợp?

Chúng tôi đưa ra một số gợi ý cho ngôi nhà của bạn:

Nguyên nhân gây thấm, dột tường

– Tình trạng thấm ở tường trong nhà là do khe tiếp giáp giữa hai nhà, do bị thấm trần, sàn vệ sinh…. v..v . Khe tiếp giáp giữa 02 nhà tại các khu dân cư trong nội đô thường thi công sát nhau, không vào cùng một thời điểm nên không trát được khe tường tiếp giáp và không lắp đặt được máng thoát nước. Ngoài ra độ lún không đồng đều giữa 2 móng nhà nên sau một thời gian khe tiếp giáp giữa 02 nhà tách nhau ra ngày càng rộng dẫn đến hiện tượng khi mưa, nước mưa sẽ ngấm xuống khe lún giữa hai nhà gây nên hiện tượng thấm dột tường. Gây ra ẩm mốc và hoen ố sơn tường bên trong nhà, gây mất thẩm mỹ, về lâu dài sẽ phá hủy cấu trúc ngôi nhà bạn.

Nguyên nhân gây thấm, dột tường : Nguyên nhân gây thấm, dột tường :

–  Tình trạng thấm ở tường ngoài nhà là do lớp sơn bảo vệ bên ngoài của tường bị bong tróc, rêu mốc hoặc tường bị rạn nứt do co ngót của lớp vữa trát xi măng + cát. Lâu ngày nước mưa và hơi ẩm theo các vết nứt nhỏ thẩm thấu vào trong tường làm ảnh hưởng đến cấu trúc ngôi nhà.

Phương pháp chống thấm tường nhà bị thấm

–  Nếu nhà bị thấm do khe tiếp giáp giữa hai nhà thì cần phải sử lý khe tiếp giáp bằng phương pháp đặt máng thoát nước giữa hai nhà : dùng miếng tôn khổ rộng hơn khe tiếp giáp, dài theo chiều dài của khe tiếp giáp gim vào tường bằng cách lấy máy cắt cầm tay cắt một đường vào tường sâu 2cm rồi gắn tôn vào khe đã được cắt, tại vị trí giữa tôn và tường sử dụng chất trám khe sikaflex construction trám kín khe. Miếng tôn này như một máng thoát nước khi mưa nước sẽ trượt qua tôn chảy ra các vị trí thoát sàn. Khe tiếp giáp có thể dùng các vật liệu chống thấm co giãn đàn hồi như

–  Nếu bức tường của nhà bạn bị ẩm, mốc áp sát tường nhà bên cạnh nhưng ngôi nhà đó chỉ mới xây tường thô nhưng chưa trát vữa thì cũng có thể nước sẽ ngấm từ vị trí này tới tường nhà của bạn và gây ẩm, mốc. Trong trường hợp này cách giải quyết triệt để nhất đó là xử lý cả mặt tiếp giáp của tường và mặt trong của tường nhà bạn nơi xảy ra ẩm mốc.

Các bước chống thấm tường cũ

–  Bước 1: Trước tiên phải đục tẩy hết lớp vữa bị thấm, dột, sau đó làm sạch bề mặt rồi tiến hành trát 1 lớp hồ vữa pha phụ gia chống thấm Sika Latex – phụ gia này có tác dụng chống thấm và tăng khả năng kết dính và giảm tối đa độ co ngót của xi măng. Lớp hồ vữa tốt nhất được pha trộn theo tỷ lệ 1 lít phụ gia latex +3 lít nước +  1 xi măng + 3 cát. Hỗn hợp này trát được 1m2

–  Bước 2: Dùng chất chống thấm gốc xi măng 2 thành phần  của một số hãng như:  Sikatop seal 107;  Mapelastic;  Masterseal 540 (Bộ sản phẩm bao gồm: Bột chống thấm + phụ gia nước) thi công quét 2 lớp

Các bước chống thấm tường cũ

–  Đối với tường ngoài nhà cũng có thể dùng chất chống thấm KOVA CT 11A trộn với xi măng tỷ lê 1:1 thi công quét 2 lớp, hoặc dùng các chất chống thấm đàn hồi gôc Acrylic có thể kháng được tia UV

Các bước chống thấm tường cũ

–  Sơn bả tường là khâu cuối cùng để hoàn thiện tạo thẩm mỹ cho một công trình. Nên sử dụng các loại sơn kháng kiềm cho tường bên trong và ngoài nhà cho lớp lót rồi phủ các lớp sơn màu thẩm mỹ.

Ghi chú:  Tùy vào mức độ thấm, vị trí thấm, diện tích thấm mà các nhà kỹ thuật có thể khuyên các giải pháp khác nhau. Tốt hơn và thường dùng là cách chống thấm tường từ bên ngoài.

Thực tế, các lý thuyết xử lý chống thấm tường được tất cả các đơn vị thi công áp dụng và hầu như đã xử lý khá triệt để được các hiện tượng thấm tường. Cần tư vấn thêm quý khách liên hệ trực tiếp với kỹ thuật chúng tôi theo số: 0904 858 269

Đọc thêm các bài viết hữu ích khác tại đây: https://chongthamhanoi.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *